Các bước học lập trình

  • 10:54 SA 04/08/2014
  • 4676 lượt xem
  • 0 bình luận

Các bước cơ bản để học lập trình tốt

              1.  Tiếng Anh

Cái này vô cùng quan trọng, nó chính là sự phân biệt giữa lập trình viên mới vào nghề và lập trình viên chuyên nghiệp vì công nghệ thay đổi từng ngày và tiếng Anh chính là công cụ giúp mọi người có thể tiếp cận với những công nghệ mới nhất. Đặc biệt là những sinh viên mới học lập trình.

             2.  Khả năng tìm kiếm

Cộng với vốn tiếng Anh và anh chàng Google lém lỉnh bạn sẽ tìm thấy hầu hết các thông tin bạn cần. Nhiều khi không cần phải đặt câu hỏi trên các diễn đàn đâu. Bạn nên chủ động tìm kiếm trước nhé. Đừng lãng phí thời gian chờ đợi.

               3.  Kinh nghiệm thực tế

Phần này hiện tại ở Việt Nam vẫn là thế yếu đặc biệt là các bạn sinh viên. Nếu thiếu cái này các bạn nên xây dựng cho mình một kế hoạch học tập cụ thể. Các bạn nên hình dung rõ kết quả học tập của mình sau khi ra trường. Các bạn cần xuất sắc nhất trong lĩnh vực nào. Sau đó các bạn hãy làm đơn thực tập không lương cho vài doanh nghiệp nào đó. Hãy làm điều đó ngay cho dù bạn chẳng biết gì nhiều và đừng đợi đến khi các bạn biết tất cả rồi mới dám xin thực tập. Tự tin lên, rồi các bạn sẽ thấy mình có lợi thế như thế nào khi hòa mình vào dòng chảy doanh nghiệp khi vẫn là sinh viên năm thứ 2, thứ 3. Tại sao lại là không lương. Bởi vì lúc đó các bạn hoàn toàn tự do. Các bạn không phải lo lắng vể những công việc mà sếp của bạn giao cho. Và chính trong thời gian này các bạn sẽ có được nhiều ý tưởng nhất. Nếu bạn có tham vọng thành lập doanh nghiệp riêng thì có thể đây chính là cơ hội của bạn. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan vể doanh nghiệp mà bạn đang thực tập, và với một tư tưởng học hỏi bạn sẽ tìm ra nhu cầu nào đó, giúp bạn có ý tưởng mà khởi nghiệp. Nhưng lúc đầu có thể các bạn sẽ thấy mọi chuyện thật sự đau đầu nhưng nhớ đừng bỏ cuộc nhé. Tại sao lại như thế, bởi vì những cái mà các bạn học trong trường lại không phải là cái mà doanh nghiệp họ cần hoặc họ cũng chỉ cần 1 vài cái mà các bạn có mà thôi. Nhiều trường 30 năm 1 giáo trình mà doanh nghiệp phải chuyển mình để theo kịp dòng chảy của công nghệ. Lúc đó nhà trường cũng có thể thay đổi nhưng nói chung thường là không kịp. Các bạn thử liên hệ với trường mình mà xem, có những môn các bạn học xong mà chẳng biết để làm gì rồi quên đi nhanh chóng. Rất lãng phí. Chưa kể đến chuyện nhiều môn học khiến sau này chúng ta tư duy theo một mô hình áp đặt nào đó. Bản chất môn học không như thế nhưng có thể chúng ta tiếp thu như thế, vì có ai đảm bảo là mình hiểu hết tất cả đâu. Kết quả là nhân lực trình độ cao của chúng ta là không đủ. Có thể điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai nữa. Tất cả tùy thuộc vào chúng ta, các bạn ạ.

            4.  Phong cách lập trình

Ở đây hiển nhiên các bạn cũng biết là nếu viết code rõ ràng thì sẽ dễ dàng cho đồng nghiệp hiểu các bạn đang làm gì. Điều đó là cần thiết khi các bạn làm việc theo nhóm hoặc khi các bạn xem lại code sau này. Nhưng sự rõ ràng có cái hay của nó. Vì nhiều khi chính bạn là người giải thích cho khách hàng về sản phẩm của các bạn. Lúc này sự rõ ràng rất quan trọng. Bạn rõ ràng, thì người khác sẽ hiểu bạn hơn, bạn càng có cơ hội thành công hơn. Hãy để nó ăn sâu vào con người bạn.

            5.  Nhu cầu của người khác

Kinh nghiệm marketing online khá thú vị. Đó là đừng bao giờ để cho khách hàng phải suy nghĩ. Vì thời đại hiện nay là thời đại nhấn nút rồi gõ Enter nên chẳng ai thèm nghĩ ngợi điều gì cả. Vì thế khi lựa chọn viết sản phẩm cần sự rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là marketing. Vậy nó thì liên quan gì đến lập trình. Nếu bạn là một lập trình viên hàng đầu có lẽ việc tìm ra ý tưởng mới hay nâng cấp sản phẩm sẽ là suy nghĩ của bạn. Và ngoài việc có chương trình tốt hơn thì các bạn nên chú ý đến khách hàng một chút vì dẫu sao sản phẩm của ta là bán cho họ. Nhiều khi khách hàng chọn ta đơn giản chỉ là sản phẩm của ta có cái giao diện mốt hơn khi thiết kế web.

            6.  Ngôn ngữ

Các bạn đều biết lập trình thì phải bằng ngôn ngữ cụ thể nào đó. Đúng vậy, việc học ngôn ngữ lúc đầu là mục đích nhưng về sau các bạn sẽ thấy nó chỉ là công cụ thôi. Và việc học ngôn ngữ nhiều khi chỉ đơn giản là học thư viện của nó. Như là học tiếng Anh vậy. Lập trình chỉ là phiên dịch từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ lập trình thôi. Vì thế đừng bị giới hạn về những cái bạn đã biết. Khi học mình coi như mình đang học một thứ hoàn toàn mới đỡ phải dính vào những định kiến không cần thiết. Và điều quan trọng là ý tưởng của các bạn. Các bạn sẽ hình dung được sản phẩm của các bạn sẽ gồm những module nào, liên hệ giữa chúng sẽ ra sao vân vân… Tức là các bạn cần có khả năng phân tích thiết kế được hệ thống. Nhưng ý tưởng của bạn mới quan trọng. Do đó những người như thế thu nhập thường cao hơn lập trình viên bình thường. Rõ ràng là bạn sẽ xuất sắc ít nhất một ngôn ngữ rồi. Ngôn ngữ nào cũng được bạn ạ, nếu thấy doanh nghiệp cần cái nào thì học cái đó cho đỡ sợ. Nhưng cần xuất sắc đấy. Và các bạn nhớ học cho ăn khớp với nhau nhé. Ví dụ php thường đi chung với MySQL, ASP.NET thì đi với MSSQL vân vân. Khi nào các bạn uyên thâm một ngôn ngữ nào đó rồi thì các bạn sẽ đạt tới trình độ bắn chết chim bằng tay không. Bấy giờ các bạn sẽ thấy ngôn ngữ nào cũng thế cả.