Các công cụ phân tích website Online

  • 11:34 SA 30/07/2014
  • 3563 lượt xem
  • 0 bình luận

Trong thế giới thực của ngành marketing cực kì cạnh tranh, việc thu thập dữ liệu cạnh tranh đồng nghĩa với việc thuê một người chuyên đi lục … thùng rác của công ty đối thủ (thực sự đã xảy ra!). Nói thế để những người nào chưa biết có thể hình dung được mức độ cạnh tranh của việc kinh doanh, và nghiêm túc hơn chứ không phải để cổ xuý cho các chiêu “chơi dơ” :D. Rất may, trong thế giới ảo, chúng ta không cần phải “chơi dơ” như vậy vì đã có hàng núi các dữ liệu cạnh tranh ngay trong tầm tay bạn và hoàn toàn miễn phí. Thậm chí nhiều khi tui tự hỏi, đến bao giờ thì các marketer truyền thống mới biết cách sử dụng các dữ liệu này? Họ đang phí một mỏ vàng.

Mặc dù tựa bài này là phân tích dữ liệu cạnh tranh nhưng tôi muốn đề xuất các công cụ phân tích toàn diện tầm hoạt động của khách hàng mà ta có thể với tới được. Bởi vì mục tiêu của phân tích cạnh tranh, theo tôi trên hết vẫn là để hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng mà mình đang phục vụ. Cho phép tôi chỉ liệt kê tên công cụ, và không hướng dẫn sử dụng chi tiết, vì có quá nhiều và thật ra cũng rất dễ xài, cứ vô xài là thấy ngay được. Vấn đề là ta phải hiểu và vận dụng chúng như thế nào, khi nào, cần các bạn ngăm cứu từ từ.

1/ Dữ liệu thu thập từ toolbar trên trình duyệt

Alexa (cái này thì ai cũng biết)

2/ Dữ liệu thu thập từ ISP (nhà cung cấp internet)

vnnic.vn (ít nhưng mà nơi duy nhất có con số tổng thể)

3/ Dữ liệu thu thập từ Search engine

+ Google: Google search advance, Google keyword tool, Google insight for search, Google Trends for keyword, Google wonder wheel, Google timeline, Google webmaster tool.

+ Yahoo: Yahoo site explorer

+ một số các công cụ free hoặc có tính phí khác.

4/ Dữ liệu benchmarks

+ Google: Google Analytics benchmark

5/ Dữ liệu tự cung cấp

Muốn được đăng quảng cáo phải tự nguyện chia sẻ dữ liệu truy cập của mình cho các đầu mối quảng cáo như:

+ Google’s Ad planner

6/ Dữ liệu tổng hợp nhiều nguồn

+ Google’s Trends for websites

+ Compete

Như thế, ta thấy có rất nhiều nguồn dữ liệu để ta sử dụng cho việc phân tích trên bình diện rộng, ngoài website của mình. Tuy nhiên cần nhớ rằng:

1) Bảo đảm bạn hiểu chính xác dữ liệu mình đang sử dụng.

2) Phải hiểu cả về qui mô lấy mẫu (có đủ lớn, điển hình hay không?) và mức độ lệch lạc của việc lấy mẫu (có chấp nhận được hay không? chính xác đến mức nào?). Nhất thiết phải hiểu!